Những năm gần đây, ung thư phổi là gì đã không còn là cái tên quá xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt ung thư phổi còn là sát thủ gây tử vong hàng đầu trong số các loại bệnh ung thư tại Việt Nam. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về ung thư phổi? Nếu vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ung thư phổi là gì?
Đối với một cơ thể bình thường và khỏe mạnh, các tế bào phổi sẽ được sinh ra, phát triển và hoạt động đúng các chức năng của chúng. Qua thời gian, các tế bào này sẽ chết đi và sinh ra tế bào mới theo một chu kỳ đã định sẵn. Tuy nhiên, đối với một cơ thể bị chẩn đoán mắc ung thư phổi thì nghĩa là các tế bào trong phổi đã bị rối loạn chức năng, phát triển không kiểm soát được nữa. Chúng tăng nhanh về số lượng, chèn ép các mô phổi, thậm chí có thể lan ra cơ quan ngoài phổi và xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể như hạch trung thất, thực quản, thanh quản, tim, xương, não,…
Ung thư phổi được chia thành 2 loại dựa trên đặc điểm hình thái của chúng, đó là:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Loại này tiến triển nhanh và gây nguy hiểm, tuy nhiên ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 20% các trường hợp mắc bệnh. Ung thư tế bào nhỏ được phân loại thành 2 giai đoạn, đó là giai đoạn hạn chế và giai đoạn lan rộng.
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Đây là loại ung thư phát triển chậm và di căn chậm hơn ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm gần 80% trường hợp mắc bệnh. Ung thư không tế bào nhỏ được phân loại thành 4 giai đoạn dựa theo quá trình tiến triển bệnh.
Nguyên nhân gây ung thư phổi là gì
Theo thống kê cho thấy, một số tác nhân gây ung thư phổi như:
Thuốc lá:
Thuốc lá là thủ phạm chính gây ra ung thư phổi. Trong thành phần của thuốc lá có rất nhiều chất có khả năng gây ung thư như Hydrocarbure thơm đa vòng, Polonium 40, Selenium. Người nghiện hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn người không nghiện hút. Ngoài ra hút thuốc lá thụ động cũng có khả năng mắc bệnh rất cao.
Môi trường ô nhiễm
Thường xuyên sống trong môi trường độc hại, khói bụi sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư phổi cao. Đặc biệt các môi trường có amiang, radon, asen, crom, niken, bức xạ ion hóa,… cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Các bệnh ở phổi
Các bệnh ở phổi như lao phổi nếu không chữa trị dứt điểm sẽ tạo thành vết sẹo. Những sẹo cũ này nếu tái phát nhiều lần có thể biến chứng, gây nguy hiểm cho phổi. Nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo do lao phổi gây ra.
Di truyền
Đột biến gen trong di truyền cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các tế bào ung thư phổi. Nếu gia đình có người có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp đôi so với những người không có người thân bị ung thư phổi.
- Các giai đoạn của ung thư phổi
Dựa theo phần lớn các trường hợp mắc bệnh (80%), ung thư phổi gồm có 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I
Ung thư phổi giai đoạn I là giai đoạn khởi phát của các tế bào ung thư. Các biểu hiện và triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết bởi nó hầu như không có dấu hiệu rõ ràng. Trong giai đoạn này, các khối u khó có thể phát hiện qua chụp CT hay các xét nghiệm hình ảnh. Các tế bào ung thư chỉ có thể tìm thấy trong đàm hoặc thông qua nội soi. Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu có gần 50% cơ hội sống (trong 5 năm) sau điều trị.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 thường được gọi là giai đoạn tiến triển cục bộ. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lây lan ra nhiều vị trí xung quanh phổi như thành ngực, màng phổi, hạch bạch huyết. Các dấu hiệu bệnh cũng bắt đầu biểu hiện như ho dai dẳng, có khi ho ra máu, khàn tiếng, khó thở, tức ngực, đau nhức cơ… Trong giai đoạn 2, bệnh nhân có gần 30% cơ hội sống (trong 5 năm) sau điều trị.
Giai đoạn 3
Tế bào ung thư phát triển về kích thước và bắt đầu lây lan ra các cơ quan trong phổi, có xu hướng di căn ra các cơ quan gần phổi như thực quản, thanh quản. Lúc này các triệu chứng ho bắt đầu dữ dội hơn, đau tức ngực thường xuyên, đau nhức các xương khớp, khó thở do sự chèn ép của các tế bào ung thư. Trong giai đoạn 3, người bệnh chỉ còn 5 – 14% cơ hội sống (sau 5 năm).
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Các tế bào ác tính phát triển không thể kiểm soát được và lan ra các bộ phận xa hơn như xương, gan, tuyến thượng thận, não,…. Bệnh nhân chỉ có 1% cơ hội sống trong giai đoạn này.
- Các biện pháp phòng tránh ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Vì vậy hãy biết cách phòng tránh nó ngay từ bây giờ trước khi quá muộn. Sau đây là vài lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể phòng tránh ung thư phổi.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá
Thuốc lá vô cùng độc hại đối với phổi. Khói thuốc lá cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những người hít phải chúng. Vì vậy hãy bỏ thuốc ngay từ bây giờ hoặc tuyệt đối không được hút. Tránh xa những nơi có khói thuốc.
- Tránh xa môi trường độc hại
Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa… Do đó, nên lưu ý tránh xa các nguồn khí thải độc hại, thường xuyên khử trùng môi trường sống. Nếu tiếp xúc với các môi trường độc hại thì hãy mặc đồ bảo hộ hoặc thường xuyên đeo khẩu trang để chống bụi.
- Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Dinh dưỡng là một nhu cầu không thể thiếu cho sức khỏe con người. Có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư phổi. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẩy lùi các nguy cơ mắc ung thư.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
Từ trước đến nay, việc luyện tập thể dục thể thao vẫn là là việc rất hữu ích để nâng cao sức khỏe. Vận động giúp tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Luyện tập thể thao cũng là cách để tinh thần thoải mái, giảm bớt những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao
Hàng ngày, cơ thể chúng ta tiếp nhận một lượng lớn các chất độc hại mà chúng ta không thể nhận ra được. Các chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ là mối nguy hại, dẫn đến các bệnh ung thư. Chính vì vậy mà chúng ta nên bổ sung một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp chúng ta đào thải dần những chất độc trong cơ thể. Trong tất cả các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có trên thị trường hiện nay, FUCOISYN (Premium Fucoidan) được xem như là một sản phẩm nổi bật được giới chuyên môn và người dùng đánh giá cao. Được chiết xuất Fucoidan từ 3 loại tảo nâu Mozuku, Wakame và Fucus, FUCOISYN (Premium Fucoidan) có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và ức chế các tế bào u ác tính; hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung thư; hỗ trợ giảm tác dụng phụ của liệu pháp hóa xạ trị.
Bên cạnh đó, trong thành phần của FUCOISYN còn cung cấp các Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B6, Kẽm, Selen,…giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng; hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, chống lão hóa, bảo vệ gan. Các bạn có thể truy cập đường dẫn TẠI ĐÂY để biết thêm chi tiết về sản phẩm.
- Thường xuyên khám sức khỏe
Quan tâm và thường xuyên khám sức khỏe tại các cơ sở y tế cũng là cách bạn đối xử tốt với bản thân mình. Khám sức khỏe thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể để kịp thời có phương hướng điều trị tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh ung thư phổi là gì. Bài viết cũng chia sẻ một vài lời khuyên hữu ích mà bạn có thể thực hiện ngay từ bây giờ để có một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa các loại bệnh tật, kể cả ung thư phổi.